(Ban hành kèm theo Quyết định số 62/QĐ-ĐHTT.22 ngày 21/04/2022 của Hiệu trưởng Trường Đại học Tân Tạo)
1.Thông tin chung về chương trình đào tạo
- Tên ngành đào tạo tiếng Việt: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
- Tên ngành đào tạo tiếng Anh: FINANCE AND BANKING
- Trình độ đào tạo: Đại học
- Mã ngành: 7340201
- Thời gian đào tạo: 4 năm
- Loại hình đào tạo: Chính quy
- Số tín chỉ: 130 tín chỉ
- Văn bằng tốt nghiệp: Cử nhân/ Đại học
- Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt
2. Mục tiêu của chương trình đào tạo (Programme Objectives - POs):
2.1. Mục tiêu chung:
Chương trình đào tạo ngành Tài chính Ngân hàng tại Trường Đại học Tân Tạo nhằm mục tiêu cung cấp nền tảng kiến thức chuyên sâu, kỹ năng thực hành và tư duy phân tích toàn diện trong lĩnh vực tài chính và ngân hàng. Sinh viên được trang bị khả năng vận dụng lý thuyết vào thực tiễn để phân tích, đánh giá và giải quyết các vấn đề tài chính, quản lý rủi ro, và ra quyết định chiến lược trong bối cảnh kinh tế toàn cầu hóa.
Chương trình không chỉ hướng tới đào tạo sinh viên trở thành những chuyên gia tài chính ngân hàng có năng lực cạnh tranh trên thị trường lao động trong nước và quốc tế, mà còn phát triển những nhà lãnh đạo có trách nhiệm xã hội, đạo đức nghề nghiệp cao và khả năng đóng góp vào sự phát triển bền vững của các tổ chức tài chính và nền kinh tế. Ngoài ra, CTĐT còn định hướng phát triển các kỹ năng quan trọng khác như phân tích dữ liệu tài chính, sử dụng công nghệ hiện đại, và kỹ năng giao tiếp trong môi trường kinh doanh đa văn hóa, nhằm đảm bảo sinh viên có thể thích ứng linh hoạt với những thay đổi nhanh chóng trong ngành tài chính ngân hàng.
2.2. Mục tiêu cụ thể:
i) Về kiến thức:
PO1: Hiểu và áp dụng các nguyên lý cơ bản về tài chính, ngân hàng, và kinh tế học trong bối cảnh quản trị và kinh doanh hiện đại.
PO2: Phân tích và đánh giá các mô hình tài chính doanh nghiệp, bao gồm quản lý vốn, phân tích đầu tư, và tối ưu hóa cơ cấu tài chính.
PO3: Nhận diện, đánh giá và quản trị các rủi ro trong hoạt động ngân hàng và tài chính, bao gồm rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, và rủi ro hoạt động.
PO4: Hiểu biết sâu về các công cụ và kỹ thuật phân tích tài chính hiện đại, như định giá tài sản, phân tích dữ liệu tài chính, và dự báo tài chính.
PO5: Giải thích và áp dụng các quy định pháp lý, chuẩn mực kế toán, và các chính sách tài chính trong hoạt động kinh doanh và quản trị ngân hàng.
PO6: Hiểu biết về xu hướng tài chính quốc tế, toàn cầu hóa, và các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường tài chính toàn cầu.
ii) Về kỹ năng
PO7: Sử dụng thành thạo các phần mềm và công cụ phân tích tài chính, bao gồm các phần mềm quản trị ngân hàng, bảng tính phân tích dữ liệu, và các công cụ trực tuyến.
PO8: Phân tích và đánh giá hiệu quả tài chính của các dự án đầu tư và các tổ chức tài chính, đề xuất các quyết định đầu tư phù hợp.
PO9: Phát triển kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm hiệu quả trong các dự án tài chính, đảm bảo sự phối hợp giữa các bộ phận và tổ chức.
PO10: Rèn luyện khả năng trình bày và bảo vệ các chiến lược tài chính trước nhà đầu tư, ban lãnh đạo hoặc khách hàng một cách thuyết phục và chuyên nghiệp.
PO11: Giải quyết vấn đề sáng tạo, linh hoạt và ra quyết định trong các tình huống phức tạp liên quan đến tài chính và ngân hàng.
iii) Về mức độ tự chủ và trách nhiệm nghề nghiệp
PO12: Phát triển ý thức trách nhiệm xã hội và đạo đức nghề nghiệp trong việc đưa ra các quyết định tài chính, bảo vệ lợi ích cộng đồng và môi trường.
PO13: Thể hiện khả năng lãnh đạo và quản lý nhóm trong các tổ chức tài chính, đồng thời chịu trách nhiệm về hiệu quả và kết quả công việc.
PO14: Thích nghi linh hoạt với những thay đổi của môi trường kinh tế và tài chính, đồng thời chủ động học tập suốt đời để nâng cao chuyên môn.
PO15: Xây dựng tư duy phản biện và khả năng tự đánh giá để cải thiện hiệu suất làm việc và đóng góp giá trị cho tổ chức và xã hội.
3. Chuẩn đầu ra (PLO)
Chuẩn đầu ra | Giải thích |
3.1 Kiến thức | |
PLO1 | Hiểu và vận dụng các nguyên lý cơ bản về tài chính, ngân hàng và kinh tế học trong quản lý và kinh doanh. |
PLO2 | Phân tích và đánh giá các mô hình tài chính doanh nghiệp, bao gồm quản lý vốn, đầu tư, và cơ cấu tài chính. |
PLO3 | Nhận diện, đánh giá và quản lý rủi ro tài chính, bao gồm rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động. |
PLO4 | Sử dụng các công cụ và phương pháp phân tích tài chính hiện đại để định giá tài sản, dự báo tài chính và quản trị. |
PLO5 | Hiểu và áp dụng các quy định pháp lý, chuẩn mực kế toán, và chính sách tài chính trong quản trị và hoạt động ngân hàng. |
3.2 Kỹ năng | |
Kỹ năng nghề nghiệp | |
PLO6 | Hiểu biết về xu hướng tài chính quốc tế, toàn cầu hóa, và các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường tài chính toàn cầu. |
PLO7 | Sử dụng thành thạo các phần mềm và công cụ phân tích tài chính, như phần mềm quản trị ngân hàng và phân tích dữ liệu. |
PLO8 | Phân tích và đánh giá hiệu quả tài chính của các dự án đầu tư và tổ chức tài chính để đưa ra quyết định tối ưu. |
Kỹ năng mềm | |
PLO9 | Xây dựng và thực hiện chiến lược tài chính, quản lý ngân quỹ và tối ưu hóa các nguồn lực tài chính. |
PLO10 | Phát triển kỹ năng giao tiếp, thuyết trình và làm việc nhóm trong các dự án tài chính và ngân hàng. |
PLO11 | Giải quyết vấn đề một cách sáng tạo, linh hoạt và ra quyết định hiệu quả trong các tình huống tài chính phức tạp. |
3.3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm
Sinh viên cần đạt mức thái độ như được trình bày bên dưới để quá trình đào tạo đạt hiệu quả. |
|
PLO12 | Thể hiện đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm xã hội trong hoạt động tài chính và quản lý ngân hàng. |
PLO13 | Đảm nhận vai trò lãnh đạo và chịu trách nhiệm về hiệu quả công việc trong các tổ chức tài chính và ngân hàng. |
PLO14 | Chủ động học tập suốt đời, nâng cao kiến thức và kỹ năng để thích nghi với những thay đổi trong ngành tài chính. |
PLO15 | Thể hiện tư duy phản biện và khả năng tự đánh giá để nâng cao hiệu suất làm việc và đóng góp vào sự phát triển tổ chức. |
Bảng 1: Ma trận tích hợp Mục tiêu và Chuẩn đầu ra của chương trình
4. Về vị trí làm việc sau tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp Chương trình này, người học có thể làm việc trong môi trường kinh doanh toàn cầu với sự cạnh tranh cao, khả năng thích ứng với công việc nhanh chóng nhờ được trang bị khối kiến thức hợp lý cả cơ bản, cơ sở và chuyên ngành, được chuyển tải vào kỹ năng nghề nghiệp, tố chất cá nhân, kỹ năng giao tiếp linh hoạt trong môi trường Quản trị hiện đại và Kinh doanh đa văn hóa. Định hướng nghề nghiệp của sinh viên tốt nghiệp Chương trình cử nhân Quản trị kinh doanh theo 2 nhóm ngành nghề chính:
(1) Nhóm 1: Chuyên viên phân tích, dự báo, tư vấn chính sách hoặc chuyên gia cao cấp trong kinh doanh. Những chuyên viên có kiến thức và đam mê kinh doanh, trong tương lai sẽ là nhà quản lý cao cấp trong các doanh nghiệp ở các vị trí có liên quan đến Quản trị và Kinh doanh như: chuyên viên hoạch định, khai thác và sử dụng nguồn nhân lực trong tổ chức, phân tích, thẩm định và đề xuất các phương án đầu tư kinh doanh, phát triển thị trường, chăm sóc khách hàng và xây dựng thương hiệu sản phẩm, và triển vọng trong tương lai sẽ trở thành những chuyên gia phân tích, tư vấn, trợ lý Tổng giám đốc hoặc Hội đồng quản trị thuộc các loại hình doanh nghiệp hoạt động trong môi trường toàn cầu. Những chuyên viên cao cấp này có khả năng thích ứng trong bối cảnh công việc có tính cạnh tranh cao, có đủ năng lực làm việc tại các tổ chức, các doanh nghiệp, có khả năng hoạch định, điều hành, tổ chức thực hiện và quản lý; có đủ năng lực đảm nhận các chức vụ lãnh đạo từ cấp phòng, ban trong tổ chức, cũng như các chương trình, dự án thuộc các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, tổ chức của Chính phủ và phi chính phủ cả ở trong và ngoài nước.
(2) Nhóm 2: Chủ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Khi tốt nghiệp sinh viên có thể là chuyên viên có năng lực, tiến tới trở thành chuyên gia có trình độ cao, có năng lực kinh doanh và tổ chức quản lý một doanh nghiệp, có đam mê và tinh thần sẵn sàng khởi nghiệp sáng tạo, trong tương lai sẽ đi theo thiên hướng trở thành những chủ doanh nghiệp có trí tuệ và bản lĩnh kinh doanh, tự lập thân, lập nghiệp.
Với chuẩn đầu ra được xây dựng khoa học phục vụ cho tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu đào tạo của Khoa Kinh tế & QTKD, sinh viên tốt nghiệp ngành Tài chính - Ngân hàng có đầy đủ phẩm chất đạo đức, kiến thức, kỹ năng và sức khỏe để đảm nhiệm công việc và phát triển nghề nghiệp với tư cách là chuyên gia toàn diện trong ngành Tài chính - Ngân hàng.
Sinh viên tốt nghiệp ngành Tài chính - Ngân hàng có cơ hội làm việc ở cả 03 chuyên ngành hẹp: tài chính doanh nghiệp (ngân hàng đầu tư, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, công ty bảo hiểm, doanh nghiệp phi tài chính, cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực chứng khoán, bảo hiểm, đầu tư,...); tài chính công (cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực công, Sở tài chính, Kho bạc nhà nước, cơ quan thuế,...) và ngân hàng (các tổ chức tài chính quốc tế như IMF, WB, ADB, ngân hàng thương mại, công ty cho thuê tài chính, công ty mua bán nợ,...) với các vị trí công việc chuyên môn đa dạng từ nhà môi giới, phân tích chứng khoán, phân tích đầu tư, quản lý danh mục đầu tư, quản lý quỹ đầu tư, quản lý tài chính ở doanh nghiệp phi tài chính, quản lý tín dụng, quản lý nguồn vốn, kinh doanh ngoại tệ, quản lý ngân quỹ, quản lý thuế,... cho đến các vị trí cao cấp như chiến lược gia tài chính, nhà hoạch định chính sách tài khóa, hoạch định chính sách tiền tệ và quản lý vĩ mô, quản lý nhà nước trong lĩnh vực chuyên ngành và các cơ quan nghiên cứu khác có liên quan.
Mức độ đạt được với các vị trí việc làm:
(Mức độ đạt được: 1: Có khả năng biết; 2: Có khả năng hiểu và áp dụng; 3: Có khả năng phân tích và đánh giá; 4: Có khả năng sáng tạo)
Vị trí việc làm | Mức độ 1 | Mức độ 2 | Mức độ 3 | Mức độ 4 |
Chuyên viên phân tích, dự báo, tư vấn chính sách | X | X | X | |
Chuyên viên hoạch định và sử dụng nguồn nhân lực | X | X | X | |
Chuyên viên phân tích và đề xuất phương án đầu tư | X | X | X | |
Chuyên viên phát triển thị trường và chăm sóc khách hàng | X | X | X | |
Chuyên viên xây dựng thương hiệu sản phẩm | X | X | X | |
Trợ lý Tổng giám đốc / Hội đồng quản trị | X | X | X | |
Nhà quản lý cấp phòng / ban trong tổ chức | X | X | ||
Chuyên gia phân tích kinh doanh trong môi trường toàn cầu | X | X | X | |
Nhà quản lý điều hành chương trình, dự án | X | X | X | |
Chủ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo | X | X | X | |
Chuyên viên tư vấn khởi nghiệp | X | X | ||
Chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa | X | X | X | |
Lãnh đạo doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo | X | X | ||
Chuyên viên phân tích chứng khoán và đầu tư | X | X | X | |
Quản lý danh mục đầu tư, quản lý quỹ đầu tư | X | X | X | |
Chuyên viên quản lý tài chính doanh nghiệp | X | X | X | |
Nhà hoạch định chính sách tài chính công | X | X | ||
Chuyên viên quản lý tín dụng và nguồn vốn ngân hàng | X | X | X | |
Chuyên viên kinh doanh ngoại tệ và quản lý ngân quỹ | X | X | X | |
Nhà nghiên cứu trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng | X | X | X | |
Chuyên gia hoạch định chính sách tiền tệ và quản lý vĩ mô | X | X | ||
Chuyên viên cơ quan quản lý nhà nước (Kho bạc, Sở Tài chính, thuế) | X | X | X |
5. Cơ hội học tập và nâng cao trình độ
- Có nền tảng tốt để tiếp tục học lên bậc học cao hơn như Thạc sĩ, Tiến sĩ các trường đại học trong nước và ngoài nước hoặc các chương trình liên kết được cấp phép của BGD&ĐT;
- Có năng lực làm việc tại các doanh nghiệp có quy mô lớn thuộc ngành nghề;
- Có năng lực thăng tiến lên cấp quản trị cấp trung (trong vòng 3 -5 năm tích lũy kinh nghiệm làm việc);
- Có khả năng tự học để nâng cao trình độ: Thạc sĩ, Tiến sĩ.
6. Cơ sở làm việc sau tốt nghiệp
Người học có thể làm việc ở một loạt các tổ chức từ công ty khởi nghiệp cho đến các tập đoàn quốc tế, trong các bộ phận như marketing, nhân sự, tài chính, phát triển kinh doanh, và nghiên cứu thị trường. Họ cũng có thể làm việc tại các cơ quan chính phủ, tổ chức phi chính phủ, hoặc tiếp tục sự nghiệp giảng dạy và nghiên cứu tại các cơ sở giáo dục đại học.
7. Thông tin tuyển sinh, quy trình đào tạo và điều kiện tốt nghiệp
7.1. Thông tin tuyển sinh
Tất cả các đối tượng theo quy chế tuyển sinh đại học của Bộ GD&ĐT.
7.2. Quy trình đào tạo
Quy chế đào tạo sử dụng là quy chế đào tạo theo học chế tín chỉ, tạo điều kiện để sinh viên tích cực, chủ động thích ứng với quy trình đào tạo giúp đạt được những kết quả tốt nhất trong học tập và rèn luyện.
Chương trình đào tạo được thiết kế 12 học kỳ tương ứng với 6 năm học, gồm 210 tín chỉ. Trong đó thời gian học tập chính thức 6 năm, thời gian học tập tối thiểu 6 năm và thời gian học tập tối đa 8 năm.
Một năm học được chia thành 2 học kỳ chính. Ngoài hai học kì chính, Hiệu trưởng xem xét quyết định tổ chức thêm một học kì hè để sinh viên có điều kiện được học lại, học cải thiện và học vượt. Mỗi học kì chính có ít nhất 15 tuần thực học và 3 tuần thi; Mỗi học kỳ hè có ít nhất 5 tuần thực học và 1 tuần thi.
8. Điều kiện tốt nghiệp
Thực hiện theo Quy chế Đào tạo đại học của Trường Đại học Tân Tạo (Ban hành theo Quyết định số 31/QĐ-TTU.21 ngày 30/6/2021 của Hiệu Trưởng trường Đại học Tân Tạo). Sinh viên được Nhà trường xét và công nhận tốt nghiệp khi có đủ các điều kiện sau:
- Tích lũy đủ học phần, số tín chỉ và hoàn thành các nội dung bắt buộc khác theo yêu cầu của chương trình đào tạo;
- Điểm trung bình tích lũy của toàn khóa học tối thiểu đạt 2,00;
- Đạt chuẩn đầu ra về ngoại ngữ theo quy định của Trường, đạt mức IELTS 5.5, OEFL iBT 60, TOEIC 600 hoặc tương đương.
- Hoàn thành các học phần Giáo dục thể chất (GDTC) và Giáo dục quốc phòng – An ninh (GDQP-AN);
- Có giấy chứng nhận về Kỹ năng mềm do nhà trường cấp;
- Đạt yêu cầu về số giờ tham gia các hoạt động phục vụ cộng đồng theo quy định;
- Có chứng chỉ USMLE do Trường Đại học Tân Tạo cấp.
- Tại thời điểm xét tốt nghiệp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc không đang trong thời gian bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập;
- Hoàn thành các nghĩa vụ đối với nhà trường;
- Thực hiện đăng ký xét tốt nghiệp theo quy định tại Phòng Quản lý đào tạo.
9. Chiến lược giảng dạy và học tập
Hoạt động giảng dạy và học tập được thiết kế cho chương trình đào tạo nhằm đảm bảo cho người học phát triển toàn diện về kiến thức, kỹ năng và thái độ; được áp dụng đa dạng nhằm giúp cho người học đạt được các chuẩn đầu ra của ngành đào tạo. Phương pháp giảng dạy được chia thành 9 nhóm lớn: dạy học trực tiếp, dạy học dựa vào hoạt động trải nghiệm, dạy học dựa vào nghệ thuật, dạy kỹ năng tư duy, dạy học tương tác, dạy học theo hướng nghiên cứu, dạy học dựa vào công nghệ, dạy học lâm sàng và tự học.
9.1 Dạy học trực tiếp
Dạy học trực tiếp là phương pháp dạy học trong đó các thông tin được truyền tải đến với người học theo cách trực tiếp, giảng viên trình bày và người học lắng nghe. Phương pháp này thường được áp dụng trong các lớp học truyền thống và có hiệu quả khi muốn truyền đạt cho người học những thông tin cơ bản, giải thích một kỹ năng mới. Các phương pháp giảng dạy theo hướng này được áp dụng gồm: giải thích cụ thể, thuyết trình tham luận, câu hỏi gợi mở và mô phỏng.
Giải thích cụ thể (TLM1): Đây là phương pháp thuộc chiến lược dạy học trực tiếp trong đó giảng viên giải thích và hướng dẫn chi tiết cụ thể các nội dung liên quan đến bài học, giúp cho sinh viên đạt được mục tiêu về cả kiến thức và kỹ năng.
Thuyết trình (TLM2): Giảng viên trình bày nội dung bài học và giải thích các nội dung trong bài giảng. Giảng viên là người thuyết trình, diễn giảng. Sinh viên có trách nhiệm nghe giảng và ghi chú để tiếp nhận các kiến thức mà giảng viên truyền đạt. Giảng viên có thể sử dụng một số hình thức thuyết trình tích cực hoá người học như: thuyết trình ngắt quãng và thuyết trình ngắn có minh hoạ.
Tham luận (TLM3): Theo phương pháp này, người học được tham gia vào các buổi học hoặc hội thảo với sự tham gia của các chuyên gia, nhà quản lý, doanh nhân, và các nhà tuyển dụng đến từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Những diễn giả này sẽ chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn và góc nhìn đa chiều về lĩnh vực kinh doanh, quản lý, marketing, tài chính và khởi nghiệp.
Thông qua các buổi thảo luận và trao đổi này, người học sẽ:
- Hiểu rõ hơn về yêu cầu thực tế của thị trường lao động.
- Có cái nhìn tổng quan hoặc cụ thể về các lĩnh vực chuyên môn trong ngành quản trị kinh doanh.
- Học hỏi kinh nghiệm thành công và những bài học thực tế từ các diễn giả.
- Phát triển tư duy phản biện, khả năng giao tiếp và kỹ năng giải quyết vấn đề trong môi trường kinh doanh hiện đại.
Phương pháp này giúp người học kết nối kiến thức lý thuyết với thực tiễn, từ đó nâng cao năng lực và sự sẵn sàng làm việc ngay sau khi tốt nghiệp.
Câu hỏi gợi mở (TLM4): Trong tiến trình dạy học, giảng viên sử dụng các câu hỏi gợi mở hay các vấn đề, và hướng dẫn giúp sinh viên từng bước trả lời câu hỏi. Sinh viên có thể tham gia thảo luận theo nhóm để cùng nhau giải quyết bài tập, vấn đề đặt ra.
Mô phỏng (TLM5): Một mô hình cụ thể hoặc tập hợp các tình huống nhằm đưa ra các vấn đề có thật và các điều kiện kèm theo mà qua đó sinh viên phản ứng và hành động như thể tình huống là có thật. Mô phỏng cho phép sinh viên khám phá các lựa chọn thay thế và giải quyết vấn đề cũng như kết hợp các giá trị và thái độ vào việc đưa ra quyết định và trải nghiệm kết quả.
9.2 Dạy học dựa vào hoạt động trải nghiệm
Dạy học dựa vào hoạt động và trải nghiệm là các phương pháp dạy học nhằm khuyến khích người học thực hiện tạo cơ hội cho người học thực hành. Điều này thúc đẩy người học khám phá lựa chọn giải quyết vấn đề và tương tác với các đối tượng khác. Các phương pháp giảng dạy theo hướng này được áp dụng gồm: trò chơi, thực hành, thực tập- thực tế, tranh luận, thảo luận, mô hình, học tập phục vụ cộng đồng.
Học tập dựa trên hoạt động còn được gọi là học tập dựa trên dự án (phương pháp này tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập độc lập và hợp tác). Người học tiến bộ thông qua các hoạt động theo tốc độ và sở thích riêng của mình đồng thời người học chịu trách nhiệm về việc học tập của chính bản thân và đạt được các kỹ năng cộng tác và đàm phán suốt đời.
Trò chơi (TLM6): là hoạt động đầy thử thách, nó mô phỏng hoặc các cuộc thi (có tính cạnh tranh và hợp tác); người học được tham gia trò chơi theo một bộ quy tắc rõ ràng. Trò chơi cung cấp cho người học cơ hội nâng cao kiến thức thực tế, ra quyết định, nâng cao kỹ năng giao tiếp và được thiết ké để đạt được những kỳ vọng đã được xác định rõ ràng như: làm việc theo nhóm, phát triển kỹ năng hoặc cải thiện giao tiếp.
Thực hành (TLM7): là phương pháp dạy học dựa trên sự quan sát giảng viên làm mẫu và thực hiện tự lực của người học dưới sự hướng dẫn của giảng viên nhằm hoàn thành các bài tập, các công việc thuộc chuyên ngành, từ đó hình thành các kỹ năng kỹ xảo mà người học sẽ phải thực hiện trong lĩnh vực nghề nghiệp sau này.
Thực tập - Thực tế (TLM8): Thông qua các hoạt động tham quan, thực tập, đi thực tế tại các công ty, doanh nghiệp với nhiều ngành nghề khác nhau giúp sinh viên trải nghiệm được môi trường làm việc thực té của ngành đào tạo sau khi tốt nghiệp; cung cấp cơ hội khám phá và học hỏi các công nghệ đang được áp dụng trong lĩnh vực ngành đào tạo, hình thành kỹ năng nghề nghiệp và văn hóa làm việc trong tổ chức. Phương pháp này không những giúp sinh viên hình thành kiến thức kỹ năng mà còn tạo cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.
Tranh luận (TLM9): là tiến trình dạy học trong đó giảng viên đưa ra một vấn đề liên quan đến nội dung bài học, người học với các quan điểm trái ngược nhau về vấn đề đó phải phân tích, lý giải và thuyết phục người nghe ủng hộ quan điểm của mình. Thông qua hoạt động dạy và học này người học hình thành các kỹ năng tư duy và phản biện, thương lượng và đưa ra quyết định hay kỹ năng nói trước đám đông.
Thảo luận nhóm (TLM10)
Phương pháp thảo luận nhóm là phương pháp dạy học kích thích tư duy tích cực, tư duy phản biện, và khả năng làm việc nhóm. Trong phương pháp này, người học được chia thành các nhóm nhỏ (khoảng 6-10 sinh viên) và tham gia thảo luận nhằm tìm ra giải pháp hoặc phân tích một vấn đề do giảng viên đặt ra.
Khác với phương pháp tranh luận, trong phương pháp thảo luận nhóm, người học cùng chia sẻ quan điểm và hướng tới mục tiêu chung, tập trung vào việc tìm kiếm minh chứng, luận cứ và giải pháp để hoàn thiện quan điểm hoặc giải quyết vấn đề.
Chủ đề thường được sử dụng trong thảo luận nhóm bao gồm:
- Phân tích tình huống kinh doanh thực tế: ví dụ như xây dựng chiến lược marketing, hoạch định tài chính, hoặc phân tích SWOT cho một doanh nghiệp cụ thể.
- Đánh giá và đề xuất giải pháp cho các vấn đề quản lý và vận hành doanh nghiệp: như giải quyết xung đột trong tổ chức, cải thiện quy trình sản xuất, hay nâng cao hiệu suất làm việc của đội ngũ nhân viên.
- Nghiên cứu các mô hình kinh doanh thành công hoặc thất bại: đánh giá nguyên nhân và rút ra bài học thực tiễn.
- Phân tích thị trường và hành vi khách hàng: dựa trên các tình huống giả định hoặc số liệu thực tế.
- Thảo luận về các vấn đề đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR).
- Ứng xử và kỹ năng giao tiếp trong môi trường kinh doanh: như kỹ năng đàm phán, thuyết phục khách hàng hoặc xây dựng mối quan hệ với đối tác.
Lợi ích của phương pháp thảo luận nhóm:
- Giúp người học phát triển kỹ năng làm việc nhóm, khả năng giao tiếp và giải quyết vấn đề.
- Nâng cao khả năng tư duy phản biện và tư duy logic khi phân tích các vấn đề kinh tế và kinh doanh.
- Kết nối lý thuyết với thực tiễn thông qua các tình huống cụ thể, giúp người học hình thành năng lực thực hành và ra quyết định.
Phương pháp này đặc biệt hiệu quả trong việc rèn luyện kỹ năng mềm cho người học, đồng thời nâng cao tính chủ động và khả năng tự học của sinh viên trong môi trường học tập hiện đại.
Mô hình (TLM11): là phương pháp dạy học trong đó người học thông qua việc quan sát và quá trình xây dựng thiết kế mô hình mà giảng viên yêu cầu để đạt được nội dung kiến thức và kỹ năng nhất định.
Học tập phục vụ cộng đồng (TLM12): là phương pháp dạy và học mà thông qua đó người học áp dụng được những kiến thức học được trong lớp vào điều kiện thực tế. Đồng thời, kết quả của quá trình học tập đáp ứng nhu cầu của cộng đồng và được cộng đồng sử dụng. Ưu điểm của phương pháp này là giúp người học làm phong phú kiến thức của mình từ lý thuyết đến thực tế và ngược lại quá trình học này thông qua trải nghiệm nên người học có điều kiện tăng cường kiến thức học thuật rèn luyện và phát triển các kỹ năng mềm như tư duy phản biện, làm việc nhóm, giao tiếp, thuyết trình và các kỹ năng sống.
9.3 Dạy học dựa vào nghệ thuật
Giúp cho người học phát triển khía cạnh trí tuệ, sáng tạo, xã hội, cảm xúc, sự tưởng tượng và thể chất trong cuộc sống. Dạy học dựa vào nghệ thuật thường hay sử dụng phương pháp:
Đóng vai (TLM13):
Đóng vai là phương pháp mô phỏng đặc biệt, tập trung vào sự tương tác giữa các đối tác hoặc các bên liên quan trong một tình huống cụ thể. Người học sẽ nhập vai vào các nhân vật như nhà quản lý, khách hàng, nhân viên, đối tác kinh doanh, v.v., để phản ứng và hành xử như chính nhân vật đó trong tình huống giả lập. Phương pháp này giúp người học thấu hiểu suy nghĩ, cảm xúc và động cơ của các bên liên quan, từ đó hình thành kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định phù hợp.
Phương pháp đóng vai được sử dụng rộng rãi trong giảng dạy các kỹ năng giao tiếp, đàm phán, giải quyết xung đột và ra quyết định trong môi trường kinh doanh. Cụ thể:
Tình huống thường được sử dụng trong đóng vai bao gồm:
- Kỹ năng đàm phán và thương lượng: người học đóng vai nhà cung cấp và khách hàng, thực hành đàm phán hợp đồng hoặc giải quyết mâu thuẫn về giá cả và chất lượng sản phẩm.
- Tình huống giao tiếp với khách hàng: nhập vai nhân viên kinh doanh và khách hàng để giải quyết các khiếu nại, thắc mắc hoặc yêu cầu của khách hàng.
- Giải quyết xung đột trong doanh nghiệp: đóng vai giữa các nhân viên hoặc giữa nhân viên và quản lý để tìm ra giải pháp giải quyết xung đột.
- Ra quyết định quản lý: nhập vai nhà quản lý cấp cao phải xử lý tình huống khủng hoảng như suy giảm doanh thu, thay đổi chiến lược, hoặc giải quyết vấn đề nhân sự.
- Tình huống phỏng vấn tuyển dụng: người học đóng vai nhà tuyển dụng và ứng viên để thực hành kỹ năng phỏng vấn, đặt câu hỏi và đánh giá ứng viên.
Ưu điểm của phương pháp đóng vai:
- Giúp người học phát triển kỹ năng giao tiếp, đàm phán, và làm việc nhóm thông qua các tình huống thực tế mô phỏng.
- Tăng cường khả năng thấu hiểu tâm lý và góc nhìn của các bên liên quan, từ đó giúp người học giải quyết vấn đề hiệu quả hơn.
- Cho phép sinh viên áp dụng kiến thức lý thuyết vào thực hành và đánh giá các quyết định trong bối cảnh cụ thể.
- Phát triển khả năng tư duy phản biện và thích ứng linh hoạt trong môi trường kinh doanh thay đổi liên tục.
Phương pháp đóng vai là một công cụ giảng dạy hiệu quả để kết nối lý thuyết với thực tiễn, rèn luyện kỹ năng xử lý tình huống và nâng cao năng lực làm việc trong môi trường chuyên nghiệp.
Biểu diễn (TLM14): Biểu diễn là một kỹ thuật để kể chuyện ở định dạng kịch tính. Nó cung cấp nhiều trải nghiệm, như đọc kịch bản, đảm nhận vai trò, ghi nhớ các nội dung, tạo trang phục và phối cảnh phù hợp, và biểu diễn trước khán giả. Biểu diễn phát triển các kỹ năng nhận thức thông qua việc tổ chức các suy nghĩ và phân tích các bộ phận và toàn bộ sản xuất, bao gồm cả diễn tập và biểu diễn. Nó cung cấp trải nghiệm hợp tác cho sinh viên khi họ làm việc với những người khác hướng tới một mục tiêu chung.
9.4 Dạy học tư duy:
Dạy học tư duy là các phương pháp nhằm phát triển tư duy phản biện, kỹ năng đặt câu hỏi, kỹ năng phân tích và thực hành phản xạ trong cách tiếp cận học tập của người học. Những phương pháp này cũng được thiết kế để thúc đẩy tư duy và học tập sáng tạo và độc lập cho người học. Các phương pháp được áp dụng trong dạy học tư duy gồm:
Dạy học dựa trên vấn đề (TLM15):
Dạy học dựa trên vấn đề (Problem-Based Learning - PBL) là phương pháp giáo dục lấy người học làm trung tâm của quá trình học tập. Vấn đề được sử dụng trong dạy - học cần được xây dựng một cách cẩn thận, có cấu trúc phù hợp và mang tính thực tiễn cao. Thông qua quá trình tìm giải pháp cho vấn đề được đặt ra, sinh viên sẽ chủ động tìm tòi, phân tích, thảo luận, từ đó đạt được kiến thức, kỹ năng và thái độ theo yêu cầu của học phần.
Trong giáo dục KT-QTKD, các vấn đề thường là:
- Tình huống kinh doanh thực tiễn: như doanh nghiệp gặp khó khăn trong chiến lược marketing, quản trị nhân sự hoặc cải thiện hiệu quả vận hành.
- Phân tích tài chính và ra quyết định đầu tư: đặt ra các bài toán tài chính cụ thể như đánh giá dự án đầu tư, quản lý chi phí, tối ưu hóa lợi nhuận.
- Xử lý khủng hoảng và rủi ro doanh nghiệp: tình huống doanh nghiệp đối mặt với suy giảm doanh thu, khủng hoảng truyền thông hoặc rủi ro vận hành.
- Phát triển chiến lược kinh doanh và khởi nghiệp: xây dựng mô hình kinh doanh khả thi cho một sản phẩm/dịch vụ mới.
- Vấn đề về quản lý và lãnh đạo: giải quyết mâu thuẫn nội bộ, nâng cao hiệu suất làm việc hoặc triển khai thay đổi trong tổ chức.
Quy trình triển khai dạy học dựa trên vấn đề:
- Bước 1: Giảng viên đưa ra tình huống hoặc vấn đề thực tế có liên quan đến nội dung học phần.
- Bước 2: Sinh viên làm việc theo nhóm để xác định vấn đề chính và chia nhỏ nhiệm vụ.
- Bước 3: Sinh viên tự nghiên cứu, tìm kiếm thông tin và thảo luận để đề xuất các giải pháp.
- Bước 4: Các nhóm trình bày kết quả, trao đổi và phản biện lẫn nhau.
- Bước 5: Giảng viên tổng kết, đánh giá và cung cấp phản hồi nhằm hoàn thiện kiến thức và kỹ năng cho sinh viên.
Ưu điểm của phương pháp dạy học dựa trên vấn đề:
- Giúp sinh viên phát triển tư duy phản biện, kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định trong bối cảnh cụ thể.
- Rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tìm kiếm thông tin và trình bày ý tưởng.
- Tăng cường khả năng kết nối lý thuyết với thực tiễn, chuẩn bị cho sinh viên năng lực làm việc trong môi trường doanh nghiệp sau khi tốt nghiệp.
- Khuyến khích tính chủ động, độc lập trong học tập và khả năng tự học suốt đời.
Phương pháp này đặc biệt hiệu quả trong việc rèn luyện kỹ năng phân tích, tổng hợp và giải quyết các vấn đề thực tiễn của doanh nghiệp trong ngành kinh tế và quản trị kinh doanh.
Dạy - học theo tình huống (TLM16):
Dạy - học theo tình huống là phương pháp tiếp cận dạy học lấy người học làm trung tâm, giúp sinh viên phát triển kỹ năng tư duy phân tích, phản biện, giao tiếp và giải quyết vấn đề. Theo phương pháp này, giảng viên sẽ thiết kế các nhiệm vụ học tập dựa trên tình huống thực tế trong môi trường doanh nghiệp hoặc các thách thức trong kinh doanh và yêu cầu sinh viên tìm giải pháp.
Đặc điểm của tình huống trong giảng dạy:
- Các tình huống phải có giá trị thực tiễn, được xây dựng từ các vấn đề đã xảy ra hoặc đang diễn ra trong thực tế tại các doanh nghiệp hoặc tổ chức.
- Nguồn thông tin cho các tình huống được thu thập từ báo cáo thực tế của doanh nghiệp, nghiên cứu điển hình (case study), hoặc chia sẻ từ các nhà quản lý, nhân viên và đối tác kinh doanh.
- Các tình huống cần đảm bảo tính đa chiều, thảo luận được và cho phép sinh viên rèn luyện kỹ năng ra quyết định trong các bối cảnh khác nhau.
Ví dụ về các tình huống sử dụng trong giảng dạy kinh tế và quản trị kinh doanh:
- Tình huống về chiến lược kinh doanh: Giải quyết vấn đề doanh nghiệp bị suy giảm thị phần do cạnh tranh gay gắt, từ đó xây dựng chiến lược marketing phù hợp để khôi phục vị thế.
- Tình huống tài chính: Đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp thông qua các báo cáo thực tế và đề xuất các giải pháp cải thiện dòng tiền hoặc tối ưu hóa chi phí.
- Quản trị nhân sự: Xử lý xung đột giữa các phòng ban hoặc giữa nhân viên và quản lý nhằm cải thiện môi trường làm việc và nâng cao năng suất lao động.
- Khủng hoảng truyền thông: Phân tích nguyên nhân gây ra khủng hoảng truyền thông cho doanh nghiệp và đưa ra giải pháp xử lý, khôi phục hình ảnh thương hiệu.
- Phát triển sản phẩm mới: Đề xuất ý tưởng, xây dựng kế hoạch phát triển và chiến lược tiếp thị cho một sản phẩm/dịch vụ mới trong bối cảnh thị trường cạnh tranh.
Quy trình triển khai phương pháp dạy - học theo tình huống:
- Bước 1: Giảng viên giới thiệu tình huống cụ thể và nêu rõ mục tiêu học tập.
- Bước 2: Sinh viên phân tích tình huống theo nhóm hoặc cá nhân, xác định vấn đề chính cần giải quyết.
- Bước 3: Sinh viên thảo luận, đề xuất các giải pháp và đánh giá ưu/nhược điểm của từng phương án.
- Bước 4: Các nhóm trình bày kết quả trước lớp, trao đổi, phản biện và lắng nghe ý kiến góp ý.
- Bước 5: Giảng viên tổng kết, đánh giá giải pháp của sinh viên và liên hệ kiến thức lý thuyết với thực tiễn.
Lợi ích của phương pháp dạy - học theo tình huống:
- Giúp sinh viên kết nối lý thuyết với thực tiễn thông qua các tình huống cụ thể.
- Phát triển kỹ năng tư duy phân tích, phản biện và kỹ năng ra quyết định trong môi trường kinh doanh.
- Nâng cao khả năng giao tiếp, làm việc nhóm và giải quyết vấn đề trong các bối cảnh khác nhau.
- Khuyến khích sinh viên chủ động học tập, tìm kiếm thông tin và rèn luyện khả năng tự học.
Phương pháp này đặc biệt hiệu quả trong việc chuẩn bị cho sinh viên năng lực làm việc thực tế và khả năng thích ứng với môi trường doanh nghiệp ngay sau khi tốt nghiệp.
Kích thích động não (TLM17): Phương pháp này thông qua làm việc nhóm để tìm ra giải pháp, ý tưởng xoay quanh một chủ đề. Mỗi thành viên trong nhóm đều được khuyến khích đưa ra ý tưởng mà không quan tâm tới tính khả thi, kích thích sinh viên tư duy linh hoạt và có khả năng mở rộng kỹ năng phát hiện vấn đề cũng như giải quyết vấn đề và để kích thích sự phát triển tư duy sáng tạo và tìm kiếm thông tin. Sử dụng kỹ thuật này lý tưởng là chia lớp thành các nhóm nhỏ 6-10 thành viên và cần người chủ trì là người có kinh nghiệm, khách quan, biết động viên kích thích sự sáng tạo, cần cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến chủ để của nhóm và biết rõ buổi động não này nhằm mục đích gì.
Lập bản đồ tư (tuy (TLM18): phương pháp này nhàm giải quyết vấn đề thông qua sự mô tả dưới dạng một bản đồ hoặc một sơ đồ. Bản đồ tư duy được thiết kế dựa trên kiểu tư duy logic của bộ não, có thể thể hiện dưới dạng hình nan hoa bánh xe, dạng bản đồ đường phố, dạng hình cây.... Người học cần xác định từ khoá, các vấn đề liên quan, có thể sử dụng kèm cỡ chữ nét chữ hay màu sắc, hình ảnh để thể hiện các mức độ và cấp độ khác nhau của thông tin. ứng dụng của bản đồ tư duy dùng để ghi chép, tóm tắc nội dung, lập kế hoạch, soạn kế hoạch cho một bài trình bày hay sáng tạo để giải quyết vấn đề...
9.5 Dạy học theo bảng kiểm (TLM19):
Bảng kiểm là công cụ được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực và được áp dụng hiệu quả trong giảng dạy các kỹ năng thực hành. Trong lĩnh vực kinh tế và quản trị kinh doanh, dạy học theo bảng kiểm giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng thực hành cụ thể, đảm bảo các bước công việc được thực hiện đầy đủ, chính xác và có hệ thống.
Ứng dụng trong giảng dạy kinh tế và quản trị kinh doanh:
- Bảng kiểm động: Sử dụng trong các tình huống thực hành đàm phán, kỹ năng bán hàng, thuyết trình hoặc xử lý xung đột nội bộ. Sinh viên được đánh giá theo từng bước thực hiện nhiệm vụ cụ thể.
- Bảng kiểm tĩnh: Được áp dụng khi đánh giá kết quả báo cáo tài chính, phân tích SWOT, hoặc đánh giá hiệu quả chiến lược kinh doanh.
- Bảng kiểm hỗn hợp: Kết hợp giữa các yếu tố động và tĩnh, áp dụng khi thực hiện dự án như lập kế hoạch kinh doanh hoặc phân tích thị trường.
Phương pháp này giúp sinh viên hình thành tư duy hệ thống, kỹ năng thực hành chi tiết và đảm bảo chất lượng công việc khi thực hiện các nhiệm vụ thực tiễn.
9.6 Dạy học theo hướng nghiên cứu: (TLM20)
Dạy học theo hướng nghiên cứu khuyến khích mức độ tư duy phê phán cao. Người học xác định các câu hỏi nghiên cứu, tìm các phương pháp phù hợp để giải quyết vấn đề hoặc báo cáo các kết luận dựa trên các bằng chứng thu thập được sử dụng phương pháp nghiên cứu độc lập, nghiên cứu dự án, nhóm nghiên cứu giảng dạy, trợ giảng và hỗ trợ học thuật.
Nghiên cứu độc lập (TLM21):
Phương pháp này giúp sinh viên phát triển khả năng tự lập kế hoạch, tìm tòi và trình bày kết quả nghiên cứu một cách chi tiết dưới sự hướng dẫn của giảng viên. Trong lĩnh vực kinh tế và quản trị kinh doanh, sinh viên có thể lựa chọn các chủ đề như:
- Phân tích chiến lược marketing của một doanh nghiệp cụ thể.
- Đánh giá tình hình tài chính và đề xuất giải pháp cải thiện.
- Nghiên cứu hành vi tiêu dùng của một nhóm khách hàng mục tiêu.
Phương pháp này còn giúp tăng động lực học tập và khả năng tư duy độc lập của sinh viên.
Nghiên cứu Dự án (TLM22):
Sinh viên thực hiện một dự án nghiên cứu liên quan đến môn học và viết báo cáo. Các dự án có thể bao gồm:
- Xây dựng kế hoạch kinh doanh cho một sản phẩm/dịch vụ mới.
- Phân tích chuỗi cung ứng và logistics của doanh nghiệp.
- Thực hiện khảo sát và đánh giá thị trường tiềm năng của một ngành nghề cụ thể.
Phương pháp này giúp sinh viên kết nối lý thuyết với thực tế, nâng cao kỹ năng nghiên cứu và trình bày kết quả.
Nhóm nghiên cứu giảng dạy (TLM23):
Sinh viên được khuyến khích tham gia vào các dự án hoặc nhóm nghiên cứu của giảng viên. Trong lĩnh vực kinh tế và quản trị kinh doanh, sinh viên có thể hỗ trợ giảng viên thực hiện:
- Phân tích thị trường và xây dựng báo cáo nghiên cứu cho doanh nghiệp.
- Khảo sát thực tế về hành vi tiêu dùng và đưa ra các giải pháp marketing.
- Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thông qua các chỉ số tài chính.
Phương pháp này giúp sinh viên hình thành năng lực nghiên cứu, kỹ năng làm việc nhóm và tạo tiền đề cho học tập bậc cao hơn.
Trợ giảng và hỗ trợ học thuật (TLM24):
Sinh viên tham gia hỗ trợ giảng viên trong quá trình tổ chức lớp học, chấm bài hoặc hướng dẫn các nhóm sinh viên khác. Các nhiệm vụ có thể bao gồm:
- Hỗ trợ hướng dẫn thảo luận nhóm về các tình huống kinh doanh thực tế.
- Trợ giảng trong các buổi thực hành phân tích số liệu hoặc xây dựng mô hình kinh doanh.
- Hỗ trợ giảng viên tổ chức và quản lý các dự án học tập trong môn học.
Phương pháp này giúp sinh viên phát triển kỹ năng quản lý lớp học, khả năng truyền đạt và củng cố kiến thức chuyên môn, đồng thời xây dựng sự tự tin trong môi trường học thuật.
9.7 Dạy học dựa vào công nghệ (TLM25):
Dạy học dựa vào công nghệ đóng vai trò quan trọng đối với môi trường học tập hiện đại, các môn học thuộc chương trình đào tạo nên áp dụng rộng rãi phương pháp học trực tuyến (E-Learning). Đây là phương pháp mà ở đó giảng viên và sinh viên sử dụng các công cụ trực tuyến hỗ trợ cho quá trình dạy và học.
9.8 Tự học: (TLM26):
Tự học là phương pháp giúp cho người học tiếp thu các kiến thức và hình thành các kỹ năng để có thể tự định hướng, chủ động và độc lập trong việc học. Người học có cơ hội lựa chọn chủ đề học, khám phá và nghiên cứu sâu về một vấn đề. Từ đó, người học hình thành các kỹ năng quản lý thời gian và tự giám sát việc học. Phương pháp tự học áp dụng chủ yếu là bài tập ở nhà (work assignment).
Đánh giá bài tập (TLM27): Là phương pháp, người học được giao nhiệm vụ làm việc ở nhà với nội dung và yêu cầu do giảng viên đặt ra. Thông qua hoàn thành các nhiệm vụ được giao này, người học học được cách tự học, cũng như đạt được những nội dung về kiến thức cũng như kỹ năng theo yêu cầu.
10. Chuẩn bị của giảng viên
Giảng viên chuẩn bị đề cương chi tiết, bài giảng bằng powerpoint, tình huống, tài liệu, sách tham khảo.
Giảng viên kết hợp phương pháp diễn giảng, đàm thoại, giải quyết vấn đề, giải quyết tình huống, đóng vai, thuyết trình.
11. Cải tiến, nâng cao chất lượng dạy học
- Chương trình đào tạo được rà soát định kỳ 2 năm/1 lần theo hướng điều chỉnh đáp ứng được nhu cầu của người học và các bên có liên quan. Có nhiêu hình thức hỗ trợ sinh viên trong nhiệm vụ rèn luyện đạo đức, tác phong và kỹ năng của một bác sĩ.
- Hàng năm, các Khoa xây dựng kế hoạch dự giờ của giảng viên đặc biệt là giảng viên trẻ để trao đổi chia sẻ kiến thức, phương pháp giảng dạy nâng cao năng lực giảng viên.
- Thường xuyên lấy ý kiến phản hồi của sinh viên về phẩm chất, tài năng, đạo đức và tác phong của giảng viên.
- Thường xuyên lấy ý kiến của các bên liên quan về nhu cầu sử dụng người học sau khi tốt nghiệp.
12. Phương pháp kiểm tra, đánh giá
12.1. Phương pháp kiểm tra, đánh giá
Các phương pháp đánh giá được sử dụng trong chương trình đào tạo được chia thành 2 loại chính: đánh giá theo tiến trình và đánh giá tổng kết. Các hình thức, nội dung đánh giá được quy định cụ thể trong các Quy chế đào tạo hiện hành của Nhà trường và quy định cụ thể trong đề cương giảng dạy học của từng học phần.
12.1.1. Đánh giá tiến trình
Mục đích của đánh giá tiến trình nhằm cung cấp kịp thời các thông tin phản hồi của người dạy và người học về những tiến bộ cũng như những điểm cần khắc phục xuất hiện trong quá trình dạy học.
Các phương pháp đánh giá cụ thể với loại đánh giá tiến trình được Nhà trường áp dụng gồm điểm chuyên cần và điểm kiểm tra thường xuyên và điểm kiểm tra giữa kỳ. Có thể sử dụng các hình thức: đánh giá chuyên cần, đánh giá bài tập, làm việc nhóm, thuyết trình, kiểm tra vấn đáp, kiểm tra trắc nghiệm,... để đánh giá điểm tiến trình của những học phần 1-2 tín chỉ. Với học phần 3-5 tín chỉ ngoài sử dụng các phương pháp này để đánh giá còn có thể sử dụng các phương pháp đánh giá trong mục 1.2 - Đánh giá cuối kỳ để đánh giá điểm giữa kỳ cho sinh viên.
Đánh giá chuyên cần (AM1): ngoài thời gian tự học, sự tham gia thường xuyên đầy đủ có các buổi học trên giảng đường, phòng thực hành, các buổi ngoại khóa... trong học phần cũng phản ánh thái độ học tập của người học; sự tham gia đầy đủ các giờ học theo quy định giúp cho người học tiếp cận kiến thức, rèn luyện kỹ năng một cách hệ thống, liên tục và hình thành thái độ tốt và đúng đắn, chấp hành tốt nội quy, nề nếp tại trường và cơ sở sử dụng lao động sau khi người học tốt nghiệp. Việc đánh giá chuyên cần được thực hiện theo các rubric tùy thuộc vào tính chất học phần quy định (lý thuyết, sổ nhật ký thực hành, chỉ tiêu thực tập lâm sàng, cộng đồng, khóa luận..
Đánh giá bài tập (AM2): người học được yêu cầu thực hiện một số nội dung liên quan đến bài học trong giờ học hoặc giờ học trên lớp. Các bài tập này có thể thực hiện bởi một cá nhân hoặc một nhóm người học được đánh giá theo các tiêu chí cụ thể (rubric bài tập).
Đánh giá thuyết trình (AM3): trong một số học phần người học được yêu cầu làm việc theo nhóm để giải quyết vấn đề, tình huống hay nội dung liên quan đến bài học và trình bày kết quả của nhóm trước các nhóm khác. Hoạt động không những giúp người học đạt được kiến thức chuyên ngành mà còn phát triển các kỹ năng như: kỹ năng giao tiếp, thương lượng, làm việc nhóm. Để đánh giá mức độ đạt được của các kỹ năng này người học có thể sử dụng các tiêu chí đánh giá cụ thể (rubric thuyết trình).
Kiểm tra vấn đáp (AM4): đối với kỹ năng nói sinh viên được thực hiện bài kiểm tra vấn đáp vào đầu hoặc cuối buổi học để kiểm tra về các kiến thức đã học hoặc kiến thức mới liên quan tới bài học tiếp theo và được đánh giá theo tiêu chí đánh giá cụ thể (rubric kiểm tra vấn đáp).
12.1.2. Đánh giá tổng kết (cuối kỳ)
Mục tiêu của đánh giá này là đưa ra những kết luận, phân hạng về mức độ đạt đưọ'c mục tiêu và chất lượng đầu ra, sự tiến bộ của người học tại thời điểm ấn định trong quá trình dạy học gồm đánh giá cuối chương trình học, đánh giá cuối học kỳ.
Các phương pháp đánh giá được nhà trường sử dụng loại đánh giá này gồm: kiểm tra viết, kiểm tra trắc nghiệm, thi vấn đáp, viết báo cáo thuyết trình, đánh giá làm việc nhóm, thực hành, báo cáo thực tập/khóa luận tốt nghiệp. (Các phương pháp này có thể sử dụng để đánh giá giữa kỳ học đối với những học phần từ 3 tín chỉ trở lên)
Kiểm tra viết (AM5): theo phương pháp đánh giá này, người học được yêu cầu trả lời một số câu hỏi, bài tập tình huống hay ý kiến cá nhân về những vấn đề liên quan đến yêu cầu chuẩn đầu ra về kiến thức của học phần và được đánh giá dựa trên đáp án được thiết kế sẵn. Thang điểm đánh giá được sử dụng trong phương pháp này là thang điểm 10. Số lượng câu hỏi trong bài đánh giá được thiết kế tùy thuộc vào yêu cầu nội dung kiến thức của học phần.
Kiểm tra trắc nghiệm (AM6): Phương pháp này được tương tự như phương pháp kiểm tra viết, người học được yêu cầu trả lời các câu hỏi liên quan dựa trên đáp án đã được thiết kế sẵn. Điểm khác là trong phương pháp đánh giá này người học trả lời các câu hỏi yêu cầu dựa trên các gợi ý trả lời.
Thi vấn đáp (AM7): trong phương pháp đánh giá này người học được đánh giá thông qua phỏng vấn, hỏi đáp trực tiếp. Các tiêu chí đánh giá này được thể hiện trong các tiêu chí đánh giá (Rubric thi vấn đáp).
Viết báo cáo (AM8): người học được đánh giá thông qua sản phẩm báo cáo của sinh viên, bao gồm: nội dung trình bày trong báo cáo, cách thức bài thuyết minh, bản vẽ minh họa, biểu đồ,... trong báo cáo. Tiêu chí đánh giá cụ thể theo phương pháp này theo các Rubric viết báo cáo của mỗi học phần.
Thuyết trình (AM9): phương pháp này hoàn toàn giống với phương pháp đánh giá thuyết trình trong loại đánh giá theo tiến trình. Đánh giá được thực hiện theo định kỳ: giữa kỳ, cuối kỳ hay cuối khóa học.
Đánh giá làm việc nhóm (AM10): Đánh giá làm việc nhóm được áp dụng khi triển khai hoạt động dạy học theo nhóm và được dùng để đánh giá kỹ năng làm việc nhóm của người học, như: tổ chức, quản lý, xây dựng nhóm làm việc hiệu quả, hoạt động nhóm, phát triển nhóm, lãnh đạo nhóm. Tiêu chí đánh giá cụ thể theo rubric đánh giá làm việc nhóm.
Thực hành (AM11): theo đó người học được yêu cầu thực hành một kỹ thuật, thủ thuật liên quan đến phát triển các kỹ năng thực hành nghề nghiệp. Để đánh giá mức độ đạt được của các kỹ năng này người học, giảng viên có thể sử dụng các tiêu chí đánh giá cụ thể trong bảng kiểm - thang điểm hay tiêu chí cụ thể theo rubric.
Báo cáo thực tập khóa luận tốt nghiệp (AM12): đây là một phương pháp lượng giá năng lực rất có giá trị vì đồng thời có thể lượng giá được cả kiến thức, thái độ và nhiều kỹ năng như tư duy sáng tạo - phán đoán - suy luận; kỹ năng tìm kiếm - chọn lựa - sử dụng thông tin; kỹ năng thao tác, kỹ năng tổ chức quản lý, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác trong nhóm/đội... trong khi thực hiện đề tài; kỹ năng xử lý số liệu và viết báo cáo; kỹ năng bảo vệ trước hội đồng. Học viên sẽ được đánh giá bởi giảng viên hướng dẫn và hội đồng đánh giá khóa luận tốt nghiệp. Hội đồng đánh giá bàng cách sử dụng các phiếu đánh giá phù hợp với ngành đào tạo.
12.2. Hình thức, trọng số và tiêu chí đánh giá:
Theo Quy chế đào tạo của trường Đại học Tân Tạo
Căn cứ quy định của Bộ môn, được thể hiện chi tiết tên Đề cương chi tiết học phần.
12.3. Thang điểm đánh giá
Theo Quy chế đào tạo của trường Đại học Tân Tạo.
13. Làm khóa luận tốt nghiệp hoặc học tích lũy kiến thức tốt nghiệp
13.1. Làm khóa luận tốt nghiệp
13.1.1. Điều kiện làm khóa luận tốt nghiệp:
- Đã tích lũy đủ số học phần của chương trình tới thời điểm xét.
- Điểm trung bình tích lũy đạt mức quy định của nhà trường.
- Năm học cuối khóa không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Có GV đủ trình độ (kể cả người ngoài Trường) nhận hướng dẫn và phải được Ban chủ nhiệm Khoa đồng ý.
- Số lượng SV được làm khóa luận tốt nghiệp không vượt quá 50% tổng số SV của mỗi ngành đào tạo trong đợt xét đó. Đối với các ngành chuyên sâu đặc thù, căn cứ đề nghị của Khoa chuyên môn, Ban Giám hiệu sẽ xem xét trong những trường hợp cụ thể.
Tùy theo năng lực đội ngũ GV đăng ký đề tài, điều kiện cơ sở vật chất, Khoa đề nghị số lượng SV được làm tốt nghiệp để Hiệu trưởng phê duyệt. Nhà trường khuyến khích SV làm khóa luận và tự tìm thầy hướng dẫn tốt nghiệp khi số lượng đề tài đăng ký hướng dẫn của GV trong Khoa không đáp ứng đủ nhưng phải được Khoa cho phép.
13.1.2. Chủ đề làm khóa luận tốt nghiệp
- Sinh viên sẽ được chọn một trong các chủ đề về Kinh tế, kinh doanh phù hợp với định hướng và mong muốn nghề nghiệp sau khi ra trường để làm khóa luận tốt nghiệp. Danh sách các chủ đề do Hiệu trưởng quyết định tùy thuộc vào điều kiện về cơ sở thực hành, cán bộ hướng dẫn hiện có.
- Điểm khóa luận tốt nghiệp được tính vào điểm trung bình chung tích lũy của toàn khóa học.
- Chấm khóa luận tốt nghiệp theo quy chế của Bộ Giáo dục & Đào tạo và quy định của Nhà trường theo biểu mẫu đánh giá
13.2. Học tập tích lũy kiến thức tốt nghiệp
- Đối tượng: Sinh viên học các học phần thay thế (học tập tích lũy kiến thức tốt nghiệp) nếu không làm khóa luận tốt nghiệp.
- Sinh viên sẽ học 02 học phần: Tổng hợp chuyên ngành 1 và Tổng hợp chuyên ngành 2 để thay thế khóa luận tốt nghiệp. Tổng tín chỉ của 02 học phần thay thế có khối lượng tương đương với số lượng tín chỉ làm khóa luận tốt nghiệp (04 tín chỉ).
- Điểm tổng kết của các học phần thay thế được tính vào điểm trung bình chung tích lũy của khóa học.
14. Điều kiện tối thiểu thực hiện chương trình đào tạo
14.1. Đội ngũ giảng viên
- Giảng viên giảng dạy khoa Kinh tế và ngành QTKD phải có đủ tiêu chuẩn giảng viên theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Giảng dạy lý thuyết và thực hành tại phòng thí nghiệm, phòng thực hành tại trường do giảng viên cơ hữu và giảng viên thỉnh giảng thực hiện.
14.2. Cơ sở vật chất
- Cơ sở đào tạo phải đảm bảo cơ sở vật chất theo quy định và hướng dẫn hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo như giảng đường, thư viện, phòng thực tập, thực hành, trang thiết bị hiện đại phục vụ giảng dạy tích cực, phòng máy tính có kết nối internet.
PHẦN II: CHƯƠNG TRÌNH DẠY HỌC
1. Cấu trúc khối kiến thức
Các học phần của chương trình đào tạo định hướng Giáo dục Khai phóng của Trường Đại học Tân Tạo (TTU core) áp dụng đối với khoa CNSH, khoa Kỹ thuật, khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, khoa Ngôn ngữ và Nhân văn.
Trong 6 nhóm học phần TTU core, sinh viên phải tích lũy ít nhất một học phần trong mỗi nhóm. Riêng đối với các học phần tự chọn, nếu sĩ số sinh viên không đạt yêu cầu để mở lớp, Khoa sẽ chỉ định học phần có sinh viên đăng ký nhiều nhất.
TT | TÊN HỌC PHẦN | Dự kiến điều chỉnh | |
Thời gian đào tạo | 4 năm | ||
Số học kỳ | 8 | ||
Chương trình đào tạo bắt đầu năm 2022-2026 | Tín chỉ | Tỷ lệ | |
Tổng số tín chỉ | 130 | ||
1 | Kiến thức giáo dục đại cương | 15 | 12% |
2 | Ngoại ngữ | 12 | 9% |
3 | TTU Core Courses | 18 | 14% |
4 | Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp | 73 | 56% |
Trong đó: | |||
- Kiến thức cơ sở ngành bắt buộc | 37 | ||
- Kiến thức cơ sở ngành tự chọn | |||
- Kiến thức ngành bắt buộc | 27 | ||
- Kiến thức ngành tự chọn | 9 | ||
5 | Thực tập khóa luận (hoặc chuyên đề kết hợp học phần tốt nghiệp) | 12 | 9% |
2. Khung chương trình đào tạo
- Các học phần của chương trình đào tạo định hướng Giáo dục Khai phóng của Trường Đại học Tân Tạo (TTU core) áp dụng đối với khoa CNSH, khoa Kỹ thuật, khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, khoa Ngôn ngữ và Nhân văn.
- Trong 6 nhóm học phần TTU core, sinh viên phải tích lũy ít nhất một học phần trong mỗi nhóm.
- Riêng đối với các học phần tự chọn, nếu sĩ số sinh viên không đạt yêu cầu để mở lớp, Khoa sẽ chỉ định học phần có sinh viên đăng ký nhiều nhất.
TT | Mã học phần | Tên học phần | Số tín chỉ | |||
TT | ST | LT | TH | |||
KHỐI KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG
General Education Courses |
15 | |||||
1 | MACL108 | Triết học Mác – Lênin
Basic Principles of Marxism-Leninism |
3 | 45 | 45 | 0 |
2 | MACL109 | Kinh tế chính trị Mác – Lênin
Political Economy Marx and Lenin |
2 | 30 | 30 | 0 |
3 | MACL104 | Tư tưởng Hồ Chí Minh
Ho Chi Minh's Thought |
2 | 30 | 30 | 0 |
4 | MACL110 | Chủ nghĩa xã hội khoa học
Scientific Socialism |
2 | 30 | 30 | 0 |
5 | MACL111 | Lịch sử Đảng CSVN
Revolutionary Way of Vietnam Communist Party |
2 | 30 | 30 | 0 |
6 | LAW102 | Pháp Luật đại cương
Fundamentals of law |
2 | 30 | 30 | 0 |
7 | INF102 | Tin học đại cương
Introduction to Informatics |
2 | 30 | 30 | 0 |
GIÁO DỤC THỂ CHẤT – QUỐC PHÒNG AN NINH
Physical Education and National Defence |
11 | |||||
1 | MACL1051 | Giáo dục thể chất 1*
Physical Education 1* |
1 | 30 | 0 | 30 |
2 | MACL1052 | Giáo dục thể chất 2*
Physical Education 2* |
1 | 30 | 0 | 30 |
3 | MACL1053 | Giáo dục thể chất 3*
Physical Education 3* |
1 | 30 | 0 | 30 |
4 | MACL106 | Giáo dục quốc phòng – An ninh*
National Defense & Security Education* |
8 | 165 | ||
NGOẠI NGỮ
Foreign Languages |
12 | |||||
1 | ESL101 | Anh văn 1
English 1 |
3 | 45 | 45 | 0 |
2 | ESL102 | Anh văn 2
English 2 |
3 | 45 | 45 | 0 |
3 | ESL103 | Anh văn 3
English 3 |
3 | 45 | 45 | 0 |
4 | ESL104 | Anh văn 4
English 4 |
3 | 45 | 45 | 0 |
5 | ESLi101 | Anh văn tăng cường 1*
Intensive English 1* |
2 | 30 | 30 | 0 |
6 | ESLi102 | Anh văn tăng cường 2*
Intensive English 2* |
2 | 30 | 30 | 0 |
7 | ESLi103 | Anh văn tăng cường 3*
Intensive English 3* |
2 | 30 | 30 | 0 |
8 | ESLi104 | Anh văn tăng cường 4*
Intensive English 4* |
2 | 30 | 30 | 0 |
TTU CORE COURSES | 18 | |||||
Nhóm I: Văn minh nhân loại | ||||||
1 | HIS101 | Lịch sử văn minh thế giới
World civilization history |
3 | 45 | 45 | 0 |
2 | HIS102 | Thời hiện đại
Modern World |
3 | 45 | 45 | 0 |
Nhóm II: Văn hóa, văn học và nghệ thuật | ||||||
1 | ENGL108 | Nhập môn Văn hóa học
Introduction to Cultural Studies |
3 | 45 | 45 | 0 |
2 | ART101 | Nghệ thuật đương đại
Contemporary Art |
3 | 45 | 45 | 0 |
3 | CUL101 | Văn hóa Việt Nam và một số nền văn hóa thế giới tiêu biểu
Vietnamese and other world classic cultures |
3 | 45 | 45 | 0 |
4 | HUM102 | Văn hóa và văn học
Culture and Literature |
3 | 45 | 45 | 0 |
Nhóm III: Tư duy và giao tiếp | ||||||
1 | HUM101 | Viết luận và ý tưởng
Writing and Ideas |
3 | 45 | 45 | 0 |
2 | MGT102 | Nghệ thuật lãnh đạo và giao tiếp Leadership and Communication |
3 | 45 | 45 | 0 |
3 | NVL101 | Ngôn ngữ và Tiếng Việt Languages and Vietnamese |
3 | 45 | 45 | 0 |
Nhóm IV: Con người và trái đất | ||||||
1 | EVN101 | Con người và môi trường Human and Environmental Interaction |
3 | 45 | 45 | 0 |
2 | ENV102 | Biến đổi khí hậu
Climate Change |
3 | 45 | 45 | 0 |
Nhóm V: Khoa học tự nhiên và công nghệ | ||||||
1 | MATH101 | Toán đại cương
Calculus I |
3 | 45 | 45 | 0 |
2 | DSP101 | Nhập môn khoa học dữ liệu với Python
Introduction to data science with Python |
3 | 45 | 45 | 0 |
3 | EGD101 | Thiết kế kỹ thuật Engineering Design |
3 | 45 | 45 | 0 |
Nhóm VI: Kinh tế và quản lý | ||||||
1 | PRFN01 | Quản lý tài chính cá nhân Personal Finance |
3 | 45 | 45 | 0 |
2 | ENTR01 | Khởi nghiệp sáng tạo Entrepreneurship |
3 | 45 | 45 | 0 |
KHỐI KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP
Major courses |
73 | |||||
Kiến thức cơ sở ngành (SEB Core) | 37 | |||||
1 | VCORE01 | Nhập môn quản trị học
Introduction to Management |
3 | 45 | 45 | 0 |
2 | VCORE02 | Kinh tế vi mô
Microeconomics |
3 | 45 | 45 | 0 |
3 | VCORE03 | Kinh tế vĩ mô
Macroeconomics |
3 | 45 | 45 | 0 |
4 | VCORE04 | Thống kê trong kinh doanh
Business Statistics |
3 | 45 | 45 | 0 |
5 | VCORE05 | Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh Business & Management Research Method |
3 | 45 | 45 | 0 |
6 | VCORE06 | Quản trị chiến lược Strategic Management |
3 | 45 | 45 | 0 |
7 | VCORE07 | Marketing căn bản
Marketing Management |
3 | 45 | 45 | 0 |
8 | VCORE08 | Quản trị tài chính cơ bản Financial Management 1 |
3 | 45 | 45 | 0 |
9 | VCORE09 | Kế toán doanh nghiệp cơ bản Fundamentals of Business Accounting |
3 | 45 | 45 | 0 |
10 | VCORE10 | Luật kinh doanh Business Law |
3 | 45 | 45 | 0 |
11 | VCORE11 | Kinh tế lượng
Econometrics |
3 | 45 | 45 | 0 |
12 | VCORE12 | Quản trị Nguồn Nhân lực Human Resource Management |
3 | 45 | 45 | 0 |
13 | VCORE13 | Mô phỏng kinh doanh
Business Simulation |
1 | 15 | 15 | 0 |
Kiến thức chuyên ngành (Concentration porfolio) | 27 | |||||
1 | VFB01 | Quản trị tài chính nâng cao Financial Management 2 |
3 | 45 | 45 | 0 |
2 | VFB02 | Tài chính và kinh tế toàn cầu Finance and Global Economy |
3 | 45 | 45 | 0 |
3 | VFB03
|
Phân tích báo cáo tài chính
Financial Statement Analysis |
3 | 45 | 45 | 0 |
4 | VFB04 | Tiền tệ, Tín Dụng và Hệ thống ngân hàng Money, Credits and Banking |
3 | 45 | 45 | 0 |
5 | VFB05 | Thẩm định tín dụng Credit Appraisal |
3 | 45 | 45 | 0 |
6 | VFB06 | Quản lý ngân sách và đầu tư doanh nghiệp Corporate Treasury and Investment |
3 | 45 | 45 | 0 |
7 | VFB07 | Tài chính doanh nghiệp Corporate Finance |
3 | 45 | 45 | 0 |
8 | VFB08 | Thị trường tài chính thế giới World Financial Market |
3 | 45 | 45 | 0 |
9 | VFB09 | Quản trị dự án Project Management |
3 | 45 | 45 | 0 |
Học phần tự chọn (3 học phần)
Elective courses (3 courses) |
9 | |||||
1 | VFB10 | Luật ngân hàng Banking Law |
3 | 45 | 45 | 0 |
2 | VFB11 | Phân tích kinh doanh Business Analysis |
3 | 45 | 45 | 0 |
3 | VFB12 | Kế toán ngân hàng Bank Accounting |
3 | 45 | 45 | 0 |
4 | VFB13 | Định giá doanh nghiệp Corporate Valuation |
3 | 45 | 45 | 0 |
5 | VFB14 | Quản trị rủi ro Risk Management |
3 | 45 | 45 | 0 |
6 | VFB15 | Thuế Taxation |
3 | 45 | 45 | 0 |
7 | VFB16 | Phân tích và đầu tư chứng khoán Securities Analysis and Investment |
3 | 45 | 45 | 0 |
8 | VFB17 | Kỹ năng giao tiếp và đàm phán trong kinh doanh Public Speaking and Business Negotiation |
2 | 30 | 30 | 0 |
9 | VFB18 | Gian lận trong ngân hàng Bank Fraud |
2 | 30 | 30 | 0 |
10 | VFB19 | Phân tích dữ liệu khách hàng bằng Python
Customer Data Analysis by Python |
2 | 30 | 30 | 0 |
11 | VFB20 | Công nghệ tài chính
Finance Technology (Fintech) |
2 | 30 | 30 | 0 |
12 | VFB21 | Quản trị Hệ thống thông tin
Management Information System |
2 | 30 | 30 | 0 |
Các học phần kỹ năng mềm* | 2 | |||||
1 | SSE101 | Kỹ năng mềm* Soft Skills* |
2 | 30 | 30 | 0 |
THỰC TẬP VÀ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP (HOẶC CHUYÊN ĐỀ KẾT HỢP HỌC PHẦN TỐT NGHIỆP) | 12 | |||||
1 | VGI01 | Thực tập tốt nghiệp
Internship |
4 | 180 | ||
Học phần tự chọn bắt buộc | 8 | |||||
2 | VGT01 | Khóa luận tốt nghiệp
Graduation thesis |
8 | |||
3 | VGE01 | Tiểu luận tốt nghiệp và 2 học phần thay thế
Mini thesis and 2 additional courses |
8 | |||
TỔNG SỐ TÍN CHỈ CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO | 130 | |||||
Tổng số tín chỉ bắt buộc | 121 | |||||
Tổng số tín chỉ tự chọn tối thiểu | 9 |
*Học phần không tích lũy
3. Tiến độ đào tạo
Học kỳ | Mã học phần | Tên học phần | Số tín chỉ | ||||
TC | Số tiết | Lý thuyết | Thực hành | ||||
Học kỳ 1 / 1st semester | |||||||
1 | Nhóm văn minh nhân loại Humanity Civilization courses |
3 | 45 | 45 | 0 | ||
2 | MACL 108 |
Triết học Mác Lênin Philosophy of Marxism and Leninism |
3 | 45 | 45 | 0 | |
3 | LAW102 | Pháp luật đại cương Fundamentals of Law |
2 | 30 | 30 | 0 | |
4 | ESL101 | Tiếng Anh 1 English 1 |
3 | 45 | 45 | 0 | |
5 | ESLi101 | Tiếng Anh tăng cường 1* Intensive English 1* |
2 | 30 | 30 | 0 | |
6 | MACL 1051 |
Giáo dục thể chất 1* Physical Education 1* |
1 | 30 | 0 | 30 | |
7 | INF102 | Tin học đại cương Introduction to Informatics |
2 | 30 | 30 | 0 | |
8 | VCORE01 | Nhập môn quản trị hoc Introduction to Management |
3 | 45 | 45 | 0 | |
Tổng số tín chỉ tích lũy HK1 | 16 | ||||||
Tổng số tín chỉ HK1 | 19 | ||||||
Học kỳ 2 / 2nd semester | |||||||
1 | Văn hóa, văn học và nghệ thuật Culture, Literature and Art |
3 | 45 | 45 | 0 | ||
2 | MACL 109 |
Kinh tế chính trị Mác Lênin Political Economy Marx and Lenin |
2 | 30 | 30 | 0 | |
3 | MACL 110 |
Chủ nghĩa xã hội khoa học Scientific Socialism |
2 | 30 | 30 | 0 | |
4 | ESL102 | Tiếng Anh 2 English 2 |
3 | 45 | 45 | 0 | |
5 | ESLi102 | Tiếng Anh tăng cường 2* Intensive English 2* |
2 | 30 | 30 | 0 | |
6 | MACL 1052 |
Giáo dục thể chất 2* Physical Education 2* |
1 | 30 | 0 | 30 | |
7 | VCORE02 | Kinh tế vi mô Microeconomics |
3 | 45 | 45 | 0 | |
8 | VCORE07 | Marketing căn bản Marketing Management |
3 | 45 | 45 | 0 | |
9 | MACL 106 |
Giáo dục Quốc phòng - An ninh* National Defense & Security Education* |
8 | 165 | (Học kỳ Hè) | ||
Tổng số tín chỉ tích lũy HK2 | 16 | ||||||
Tổng số tín chỉ HK2 | 27 | ||||||
Học kỳ 3 / 3rd Semester | |||||||
1 | Nhóm tư duy và giao tiếp Ideals and Communication courses |
3 | 45 | 45 | 0 | ||
2 | MACL 104 |
Tư tưởng Hồ Chí Minh Hochiminh Thought |
2 | 30 | 30 | 0 | |
3 | ESL103 | Tiếng Anh 3 English 3 |
3 | 45 | 45 | 0 | |
4 | ESLi103 | Tiếng Anh tăng cường 3* Intensive English 3* |
2 | 30 | 30 | 0 | |
5 | MACL 1053 |
Giáo dục thể chất 3* Physical Education 3* |
1 | 30 | 0 | 30 | |
6 | VCORE04 | Thống kê trong kinh doanh Business Statistics |
3 | 45 | 45 | 0 | |
7 | VCORE09 | Kế toán doanh nghiệp cơ bản
Fundamentals of Business Accounting |
3 | 45 | 45 | 0 | |
8 | VCORE10 | Luật Kinh doanh Business Law |
3 | 45 | 45 | 0 | |
Tổng số tín chỉ tích lũy HK3 | 17 | ||||||
Tổng số tín chỉ HK3 | 20 | ||||||
Học kỳ 4 / 4th Semester | |||||||
1 | Con người và trái đất Human and Earth |
3 | 45 | 45 | 0 | ||
2 | MACL 111 |
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam History of Vietnam communist party |
2 | 30 | 30 | 0 | |
3 | ESL104 | Tiếng Anh 4 English 4 |
3 | 45 | 45 | 0 | |
4 | ESLi104 | Tiếng Anh tăng cường 4* Intensive English 4* |
2 | 30 | 30 | 0 | |
5 | VCORE03 | Kinh tế vĩ mô Macroeconomics |
3 | 45 | 45 | 0 | |
6 | VCORE05 | Phương pháp nghiên cứu khoa học Business & Management Research Method |
3 | 45 | 45 | 0 | |
7 | VCORE08 | Quản trị tài chính cơ bản Financial Management 1 |
3 | 45 | 45 | 0 | |
Tổng số tín chỉ tích lũy HK4 | 17 | ||||||
Tổng số tín chỉ HK4 | 19 | ||||||
Học kỳ 5 / 5th Semester | |||||||
1 | Nhóm khoa học tự nhiên và kỹ thuật Natural Science and Technology courses |
3 | 45 | 45 | 0 | ||
2 | VCORE06 | Quản trị chiến lược Strategic Management |
3 | 45 | 45 | 0 | |
3 | VCORE11 | Kinh tế lượng Econometrics |
3 | 45 | 45 | 0 | |
4 | VCORE12 | Quản trị nhân lực Human Resource Management |
3 | 45 | 45 | 0 | |
5 | VFB01 | Quản trị tài chính nâng cao Financial Management 2 |
3 | 45 | 45 | 0 | |
6 | VFB02 | Tài chính và kinh tế toàn cầu Finance and Global Economy |
3 | 45 | 45 | 0 | |
Tổng số tín chỉ tích lũy HK5 | 18 | ||||||
Tổng số tín chỉ HK5 | 18 | ||||||
Học kỳ 6 / 6th Semester | |||||||
Học phần bắt buộc | 16 | ||||||
1 | ENTR101 | Nhóm Kinh tế và quản trị Economics and Management courses Khởi nghiệp sáng tạo |
3 | 45 | 45 | 0 | |
2 | VCORE13 | Mô phỏng kinh doanh
Business Simulation |
1 | 15 | 15 | 0 | |
3 | VFB03 | Phân tích báo cáo tài chính
Financial Statement Analysis |
3 | 45 | 45 | 0 | |
4 | VFB04 | Tiền tệ, Tín Dụng và Hệ thống ngân hàng Money, Credits and Banking |
3 | 45 | 45 | 0 | |
5 | VFB05 | Thẩm đinh tín dụng Credit Appraisal |
3 | 45 | 45 | 0 | |
6 | VFB06 | Quản lý ngân sách và đầu tư doanh nghiệp Corporate Treasury and Investment |
3 | 45 | 45 | 0 | |
Học phần tự chọn (Chọn 1 trong 3 học phần) | 3 | ||||||
7 | VFB10 | Luật ngân hàng Banking Law |
3 | 45 | 45 | 0 | |
VFB14 | Quản trị rủi ro Risk Management |
3 | 45 | 45 | 0 | ||
VFB16 | Phân tích và đầu tư chứng khoán Securities Analysis and Investment |
3 | 45 | 45 | 0 | ||
Tổng số tín chỉ tích lũy HK6 | 19 | ||||||
Tổng số tín chỉ HK6 | 19 | ||||||
Học kỳ 7 / 7th Semester | |||||||
Học phần bắt buộc | 11 | ||||||
1 | VFB07 | Tài chính doanh nghiệp Corporate Finance |
3 | 45 | 45 | 0 | |
2 | VFB08 | Thị trường tài chính thế giới World Financial Market |
3 | 45 | 45 | 0 | |
3 | VFB09 | Quản trị dự án Project Management |
3 | 45 | 45 | 0 | |
4 | SSE101 | Kỹ năng mềm* Soft Skills* |
2 | 30 | 30 | 0 | |
Học phần tự chọn (Chọn 2 trong 4 học phần) | 6 | ||||||
5
6
|
VFB11 | Phân tích kinh doanh Business Analysis |
3 | 45 | 45 | 0 | |
VFB12 | Kế toán ngân hàng Bank Accounting |
3 | 45 | 45 | 0 | ||
VFB13 | Định giá doanh nghiệp Corporate Valuation |
3 | 45 | 45 | 0 | ||
VFB15 | Thuế Taxation |
3 | 45 | 45 | 0 | ||
Tổng số tín chỉ tích lũy HK7 | 15 | ||||||
Tổng số tín chỉ HK7 | 17 | ||||||
Học kỳ 8 / 8th Semester | |||||||
Học phần bắt buộc | 4 | ||||||
1 | VGI01 | Thực tập tốt nghiệp Graduation Internship |
4 | 180 | (Tối thiểu 2 tháng) | ||
Học phần tự chọn bắt buộc | 8 | ||||||
2 | VGT01 | Khóa luận tốt nghiệp
Graduation Thesis |
8 | 240 | |||
3 | VGE01 | Tiểu luận tốt nghiệp
Essay |
4 | 120 | |||
Và chọn 2 trong 5 học phần (học thay thế) | 4 | ||||||
VFB17 | Kỹ năng giao tiếp và đàm phán trong kinh doanh Public Speaking and Business Negotiation |
2 | 30 | 30 | 0 | ||
VFB18 | Gian lận trong ngân hàng Bank Fraud |
2 | 30 | 30 | 0 | ||
VFB19 | Phân tích dữ liệu khách hàng bằng Python
Customer Data Analysis by Python |
2 | 30 | 30 | 0 | ||
VFB20 | Công nghệ tài chính
Finance Technology (Fintech) |
2 | 30 | 30 | 0 | ||
VFB21 | Quản trị Hệ thống thông tin
Management Information System |
2 | 30 | 30 | 0 | ||
Tổng số tín chỉ tích lũy HK8 | 12 | ||||||
Tổng số tín chỉ HK8 | 12 |
Ghi chú:
(*): là các học phần điều kiện, không tính vào điểm trung bình tích lũy.